Nâng tầm giá trị đầu tư

hotline: 090.66.478.66 email: design.a1concept@gmail.com

PARAMETRICISM | Xu hướng thiết kế tự thân

Nữ KTS tài ba Zaha Hadid chắn hẳn không quá xa lạ với nhiều người, những công trình của bà mang hơi thở hiện đại, phóng khoáng và luôn là nguồn cảm hứng cho những ai trong quá trình đi tìm ý tưởng. Parametricism hay Parametric Architecture chính là phong cách thiết kế được bà áp dụng triệt để. Vậy, Parametricism hay Parametric Architeture là gì?
Trong bối cảnh mà sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học tự nhiên trong đó có ngành toán học với nhiều dạng hình học mới xuất hiện như Lobachevsky, Fractal, Tobology,…cũng như cuộc cách mạng công nghệ thông tin với nhiều thành tựu vượt bậc trong thập niên 90 của thế kỷ XX, thì mối liên hệ điển hình thống nhất giữa hình thức và công năng đã không còn phù hợp. Ngày nay, mọi thứ đều liên tục được cải tiến về hình thức lẫn công năng; các ý tưởng, kỹ thuật làm nên công trình cũng không ngoại lệ.  Mối liên hệ giữa hình thức và công năng không còn bị gò bó, cứng nhắc. Với lý luận trên, nền kiến trúc thế giới đã hình thành một xu hướng kiến trúc mới và dần dần khẳng định vai trò tiên phong của nó, đó là xu hướng Kiến trúc tham số - Parametricism  – mà bậc thầy là KTS Zaha Hadid.


 



Trung tâm văn hóa thành phố Đài Trung  tạo hình thật sự ấn tượng và lôi cuốn với áp dụng Kiến trúc tham số


Parametricism – Kiến trúc tham số là dạng kiến trúc mà đối tượng thiết kế ( công trình hoặc đô thị ) không còn là các đối tượng tĩnh, các mối quan hệ giữa tạo hình và công năng khá linh hoạt và được điều khiển bời một yếu tố đầu vào gọi là tham số. Việc sử dụng tham số trong thiết kế nhằm kiểm soát các tính chất như số lương, độ lớn, chiều cao, khoảng cách để tạo nên các giá trị biến đổi hình học trên bề mặt hoặc không gian. Khi có những tham số khác nhau, hình dạng kiến trúc cũng biến đổi khác nhau, theo một hình thù bất kỳ nào đó, với một cảm xúc hay một ý đồ nào đó – sao cho  phù hợp với công năng, thẫm mỹ và hài hòa với cảnh quan xung quanh. Đơn vị cấu thành ( cellular) thường là những hình học đơn giản như: hình tam giác, hình tròn, hình vuông, hình tổ ong, hay dạng lưới bất kỳ.

Tiền thân của Kiến trúc tham số có thể nói là KTS Antoni Gaudi, vì ông đã sớm đi theo lối thiết kế mang hình thức hữu cơ, thậm chí ông từng xem xét việc đưa ánh sáng tự nhiên vào công trình của mình như thế nào. Tuy nhiên, ông chưa sử dụng Kiến trúc tham số một cách triệt để vào những tòa nhà của mình, cho đến khi phần mềm CAD ra đời, từ đó hỗ trợ rất nhiều trong việc thiết kế. Sau đó, bước tiếp tiên phong cũng như áp dụng lối Thiết kế tham số trong hầu hết các thiết kế của mình, chính là KTS Zaha Hadid.


Là một xu hướng kiến trúc xuất hiện nhằm giải quyết khủng hoảng thời kỳ hậu Kiến trúc hiện đại, phê phán Kiến trúc hiện đại và tìm một hướng đi mới cho kiến trúc để có thể phản ánh đúng đắn hơn về xã hội. Kiến trúc Tham số tạo ra một hình khối kiến trúc có sự khác biệt một cách liên tục, tính mềm dẻo và tính linh hoạt được tận dụng triệt để. Nó cho phép tạo ra một hình thù phức tạp nhưng liền mạch, thanh lịch và hoàn toàn khả thi trong việc xây dựng trên thực tế. Vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất làm tiền đề cho việc tạo hình của công trình chính là việc thiết kế tham số ban đầu. Cơ sở lý luận, logic và nền tảng cấu trúc ban đầu của những mô hình chứa tham số phức tạp này chình là hình học phi Euclide nói chung hay cụ thể là toán học Topo. 




Việc thiết kế tham số sẽ được mô hình hóa hoàn toàn trên máy tính, chính vì vậy chiến lược thiết kế của KTS cũng sẽ thay đổi. Quá trình sơ phác, tìm ý tưởng ( sketch ) hầu như sẽ làm việc trên một công cụ 3D riêng biệt, hơn là vẽ tay, làm việc nhiều hơn với các dạng toán học đương đại cũng như các đoạn mã, mọi đối tượng đều được "Module" hay "Pattern" hóa nhằm để tái sử dụng và chia sẻ ý tưởng thiết kế…Để làm được điều này, các KTS phải học những kĩ năng và những công cụ mới để hỗ trợ. Hiện nay, phần mềm thực hiện tốt và linh hoạt nhất cho Kiến trúc tham số để các KTS cũng như sinh viên đang theo học ngành kiến trúc, nội thất tham khảo phải kể đến phần mềm Rhino và Revit.


 

Như vậy, các phần mềm thiết kế không còn đóng vai trò hỗ trợ đơn thuần nữa mà còn thệm chức năng “gợi ý” cho KTS tìm kiếm ý tưởng thông qua các hàm số hình học có chứa tham số. Vai trò thiết kế của kiến trúc sư từ thế chủ động đã chuyển sang thế bị động khi tìm kiếm nét đẹp của các hình khối kiến trúc một cách ngẫu nhiên từ các mô hình được xây dựng trên máy tính. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là KTS ngày càng phụ thuộc vào máy tính, nếu cần thiết, KTS hoàn toàn có thể xây dựng các mô hình tham số một cách chủ động từ ý tưởng của mình mà không cần đến sự “gợi ý” của máy tính.
Sau đây chúng ta sẽ xem qua 10 công trình điển hình, áp dụng Kiến trúc tham số vào một phần hoặc toàn bộ công trình, từ đó sẽ có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn cho xu hướng toàn cầu này.


Nhà biểu diễn nhạc Walt Disney, thiết kế bởi Frank O.Gehrt và Cộng sự tại LA, Hoa Kỳ là một trong những phòng hòa nhạc tinh vi nhất trên thế giới, phô bày vẻ đẹp với những đường cong của những tấm kim loại được xử lý và bố cục một cách chặt chẽ. Một vẻ đẹp của sự rối loạn có trật tự!



Tòa nhà BMW Welt thiết kế bời COOP HIMMELB (L) AU, Munich, Đức. Dự án có cấu trúc bao gồm một momen xoắn và được bao phủ toàn bộ bằng kính trong suốt phóng tầm nhìn ra cảnh quan khu công viên Olympia.



Sân vận động quốc gia Bắc Kinh thiết kế bời Herzog & de Meuron, Bắc Kinh, Trung Quốc. Lấy cảm hứng từ văn hóa và nghệ thuật , “tổ chim” Trung Quốc có cấu trúc đơn giản, trong khi tạo hình lại rất phức tạp. Tổ hợp các thanh đan xen vào nhau hợp nhất thành một hình lưới theo triết lý của sự hòa hợp âm dương.



Burnham Pavilion thiết kế bởi UNStudio, Chicago, Mỹ.


 

 Blobwall thiết kế bởi Greg Lynn. Là một hệ thống gồm hơn 500 cá thể có đơn vị là blob hình dạng robot trong mười sắc độ khác nhau tạo nên từ vật liệu tái chế chống va đập polyme.



Son – O – House thiết kế bởi NOX, Son en Breugel, Hà Lan. Son – O – House, “ngôi nhà âm thanh sống” ,không phải là một ngôi nhà thực sự mà là một kiệt tác nghệ thuật đề cập đến cá thể sống và chuyển động có thói quen và sinh hoạt. Trong Son-O-House một hệ thống âm thanh được tạo ra bởi Edwin van der Heide liên tục tạo ra các mô hình âm thanh bởi các cảm biến chuyển động tương tác với du khách một khi họ lướt qua nơi này. Bề mặt của công trình hoạt động như một mái vòm hòa vào nhau ở 3 tỉ lệ khác nhau.



Hí kịch Gunagzhou thiết kế bởi Zaha Hadid, Quảng Châu, Trung Quốc. Kết hợp truyền thống văn hóa với một cách tiếp cận hiện đại, kết cấu tạo ra một cuộc đối thoại với thành phố đang phát triển.


 

Khách sạn Yas thiết kế bởi Asymptote, Abu Dhabi, UAE. Trong sự phát triển của hệ thống quang học và kỹ thuật mới trong chiếu sáng chuyên nghiệp. Giờ đây, điều đó trở nên khả thi để tạo ra, không chỉ dựa trên tính thẩm mỹ mà còn về chất lượng sinh thái và bền vững. Các đường cong dạng lưới là lớp bao che cho khách sạn Yas bao gồm cả hệ thống ánh sáng được kết nối trực tiếp vào đấy tạo nên một hiệu ứng lung linh khó cưỡng.



Cảng Cao Hùng và Trung tâm dịch vụ, thiết kế bởi Reiser Umemoto, Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Dự án đoạt giải thưởng lần này sẽ có một loạt các cấu trúc ngang nhấp nhô,bằng cách tách theo chiều dọc bởi các khu chức năng công cộng. Bề mặt tòa nhà là một hệ thống lồng vào nhau mô phỏng tổ yến, nhịp vượt để mở rộng tối đa cho không gian chức năng.



Trung tâm thể thao dưới nước Bắc Kinh thiết kế bởi PTV Architects, Bắc Kinh, Trung Quốc. Lấy cảm hứng từ một hình vuông, nét chủ đạo trong truyền thống TQ, cấu trúc bên ngoài của tòa nhà có tính lặp lại và bền vững. Kết quả cho ra một hình thức thông thường đơn giản nhưng có hình học rất phức tạp.
Share on Google Plus

About Unknown

Công ty TNHH A1 Concept. là một thương hiệu chuyên thiết kế, thi công, quản lý dự án, tư vấn đầu tư.Chúng tôi tin rằng giá trị tồn tại được qua thử thách thời gian là giá trị bền vững. Vẻ đẹp được thử thách qua thời gian là vẻ đẹp vĩnh cửu.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.